DU LỊCH HÒA BÌNH - NƠI ĐỂ TÂM HỒN LẮNG LẠI

Phát triển du lịch cộng đồng trên hồ Hoà Bình gắn với gìn giữ bản sắn văn hóa truyền thống

11/10/2022 783 0

 Hòa Bình chủ trương phát triển du lịch trên Khu Du Lịch Hồ Hoà Bình gắn với bảo đảm việc làm, sinh kế và tăng thu nhập cho người dân, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộcthiểu số. Theo đó, tập trung thu hút phát triển du lịch và bố trí nguồn vốn xây dựng hạ tầng cơ sở cho các địa phương trong không gian phát triển khu du lịch thuộc Huyện Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu và TP Hoà Bình để sớm đưa nơi đây trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh và trở thành khu du lịch quốc gia trong thời gian tới.

                  

Du khách trải nghiệm tại Lễ hội Gầu Tào ở Pà Cò, Mai Châu

Các xã trong không gian phát triển du lịch vùng hồ có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như người Mường, Dao, Thái, các giá trị văn hóa, nghề truyền thống độc đáo vẫn được bảo tồn và gìn giữ như: dệt thủ công, thêu thùa thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, nghề rèn… Ngoài ra, ẩm thực đặc trưng của người bản xứ nơi đây tạo được nét riêng biệt với các sản phẩm như rượu gạo, rượu ngô, rượu chuối, gà nuôi thả tự nhiên, gà đen, lợn bản địa, măng rừng, mật ong, hoa trái bốn mùa... Từ những điều kiện thuận lợi, địa phương đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, thu hút du khách trong và ngoài nước tới trải nghiệm. Tại Thung Nai, Bình Thanh (Cao Phong), Tiền Phong, Cao Sơn (Đà Bắc)… nhiều hộ gia đình đã tìm hiểu, học hỏi cách phát triển du lịch tại nhà (homestay) khá hiệu quả.

Theo Kế hoạch của tỉnh, đến năm 2025,  Khu Du lịch Hồ Hoà Bình sẽ đạt được các tiêu chí của khu du lịch quốc gia, đến năm 2030 du lịch Hòa Bình sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, điểm đến hấp dẫn trong khu vực Tây Bắc, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Hòa Bình mong muốn các nhà đầu tư tiếp tục phối hợp, liên doanh, hợp tác để khai thác tiềm năng của các địa phương trong khu du lịch Hồ Hoà Bình để phát triển du lịch. Việc đẩy mạnh xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thay đổi diện mạo và cơ cấu kinh tế cho người dân địa phương, đồng thời góp phần phát triển du lịch Hòa Bình theo hướng đã xác định.

               

Du lịch phát triển góp phần bảo tồn văn hóa

         Trong quá trình phát triển, để hướng tới mục tiêu bền vững, các cấp chính quyền cần phải phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý thức, trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa truyền thống, tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường đối với cán bộ quản lý, nhân viên, người kinh doanh dịch vụ, nhân dân địa phương và du khách đối với các di tích hay không gian văn hóa truyền thống tại các bản làng khi tổ chức hoạt động đón tiếp, phục vụ khách. Ban hành các Nội quy, Quy định đối với khách tham quan và ngăn cấm các hành vi xâm hại di tích, không gian văn hóa truyền thống và làm ảnh hưởng đến môi trường; có các hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác thải trong các điểm du lịch cộng đồng để đảm vệ sinh an toàn, không gian sạch, đáp ứng nhu cầu tham quan cho khách du lịch.

Có thể khẳng định bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước, quốc tế đến tham quan tỉnh nhà. Đối với Hòa Bình, di sản văn hóa, thiên nhiên là yếu tố quan trọng để xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng. Các địa phương khai thác để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu tố về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và nguồn nhân lực. Văn hóa truyền thống cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.

Related Post

Sample Plan