DU LỊCH HÒA BÌNH - NƠI ĐỂ TÂM HỒN LẮNG LẠI

Mâm cỗ lá, Độc đáo ẩm thực người Mường

29/08/2022 4302 0

Cỗ lá hiểu giản đơn là thức ăn thay vì được bày trên đĩa, thì người mường bày trên lá. Đây là nét văn hóa ẩm thực sơ khai của người Mường và cho đến nay vẫn còn được lưu giữ trong những dịp lễ, tết, cưới xin hay ma chay. Đây là nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực cảu dân tộc Mường.  

Mâm cỗ “lá” chứa đựng cả ân tình của người Mường trong tương quan với đất, trời, rừng, núi, là nét tinh tế trong đời sống ẩm thực xứ Mường. Thưởng thức cỗ “lá”, thực khách không chỉ cảm nhận được hương vị của các món ăn chấm với muối hạt dổi, mà còn nhận thức được tình cảm mộc mạc, chân thành cùng những lễ giáo, phép tắc của người Mường được thể hiện qua cách bày cỗ, cách ngồi, cách ăn.

Một mâm cỗ lá của dân tộc Mường Hòa Bình

Mâm cỗ lá được lót bằng lá cây chuối rừng. Chuối rừng có đặc điểm khác biệt hơn so với loại cây chuối thông thường, Chuối rừng chủ yếu được người dân bản địa trồng trên núi hay sườn dốc thoải, thân cây to mọng nước và đặc biệt lá to và màu xanh đậm hơn so với cây chuối bình thường. Chính vì vậy, lá cây chuối rừng được lựa chọn để lót cho mâm cỗ lá. Lá chuối rừng sau khi chặt về được cắt tỉa phù hợp với kích thước mâm cỗ và đem hơ qua lửa cho lá săn lại mục đích làm tăng độ dẻo mềm cho lá, làm cho lá tỏa ra hương thơm đặc trưng của lá chuối rừng và đặc biệt thuận tiện hơn trong việc bày các món ăn lên mâm. Hương vị lá chuối rừng quyện với hương vị của các món ăn sẽ tạo nên một hương vị đậm đà khó quên trong lòng du khách.

  

Một mâm cỗ lá được cách điệu đưa vào phục vụ du khách

 Ngoài các nguyên vật liệu cấu thành như chất liệu làm mâm, loại lá được sử dụng để lót mâm khi bày thức ăn, thì điểm nhấn chính ở đây chính là các món ẩm thực được bày trên mâm. Nguyên liệu để chế biến các món cụ thể gồm: Thịt gà, cá, các món về thịt lợn bao gồm thịt lợn luộc và nướng, chả cuốn lá bưởi, tim, gan luộc, xôi, cá nướng, măng ớt muối, dưa chua, cây chuối rừng thái nhỏ để nấu canh, rau thơm các loại;  Gia vị chế biến kèm theo các loại bao gồm nước mắm, muối gia vị, dầu ăn, mì chính, hạt nêm, hạt dổi rừng, hạt he (hay còn gọi là hạt mắc khén), hạt tiêu, hạt vừng, lá kịa, tỏi, gừng, ớt, giềng, hành khô và nhiều gia vị dân tộc phụ trợ khác.

Kỷ lục về mâm cỗ lá của dân tộc Mường là Mâm cỗ lá lớn nhất Việt Nam được làm trong Tuần văn hóa – Du lịch Hòa Bình năm 2029 với trọng lượng mâm cỗ mâm cỗ khi bày đủ món ăn là 315kg. Mâm cỗ lá có đường kính 2,5m được đan bằng tre nứa, bên trong xếp lá chuối. Được đặt trên bục cao 1m, xung quanh được trang trí bằng bạt in họa tiết hoa văn trống đồng, hình ảnh mâm cỗ lá và một số ẩm thực đặc trưng của Hòa Bình. Bố cục trình bày trong mâm cỗ: Chia thành 6 phần theo hình tròn với tỷ lệ tương xứng với các món ăn, thể hiện cho 6 dân tộc chính đang sinh sống ở Hòa Bình (người Mường, người Kinh, người Thái, người Dao, người Tày, người Mông). Tính từ tâm của mâm cỗ, vòng trong cùng là xôi trắng, vòng 2 là thịt hấp, bao gồm cả lòng, dồi, gan; vòng 3 là thịt nướng; vòng 4 là cá nướng; vòng 5 là các món om, nấu, canh; vòng 6 là các loại rau, dưa, muối hạt dổi. Ngoài ra bên cạnh mâm cỗ lá còn bài tríthêm đồ uống như rượu.., bát đĩa, đũa ăn và các loại gia vị khác.

      

Mâm cỗ lá lớn nhất Việt Nam đã làm cho du khách trầm trồ

Related Post

Sample Plan