ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG XÓM MỖ
ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG XÓM MỖ
ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG XÓM MỖ
ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG XÓM MỖ

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 12:00 SA - Đóng cửa: 11:59 CH

Email: ekrj@emai.com

Địa chỉ: Xã Bình Thanh - Cao Phong - Hoà Bình Thị trấn Cao Phong, Huyện Cao Phong, Tỉnh Hoà Bình

Cách thành phố Hòa Bình khoảng 10 km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, là điểm đến đầy hấp dẫn, thu hút rất đông đảo du khách trong và ngoài nước. Vẻ đẹp của phong cảnh núi non, của những ngôi nhà sàn đơn sơ khiến du khách mỗi khi đặt chân đến Giang Mỗ đều cảm nhận được cuộc sống thanh bình, ấm áp của đồng báo dân tộc Mường nơi đây. Được biết đến như một điểm du lịch văn hoá cộng đồng hấp dẫn, không gian yên bình ở bản Giang Mỗ khiến nơi đây trở thành chốn dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tạm lánh không khí ồn ào, náo nhiệt nơi phố thị. Du lịch đến thăm bản Giang Mỗ, du khách có thể kết hợp ghé thăm những địa điểm gần như tượng đài chiến công diệt xe tăng của Anh hùng Cù Chính Lan, Bảo tàng không gian Văn hóa Mường, khu du lịch Hồ Hòa Bình, hoặc cảng du lịch Thung Nai… Bản Giang Mỗ nằm quanh thung lũng và dưới chân núi Mỗ, xung quanh bản là màu xanh của nương lúa và núi rừng Hòa Bình. Giang ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Cách thành phố Hòa Bình khoảng 10 km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, là điểm đến đầy hấp dẫn, thu hút rất đông đảo du khách trong và ngoài nước. Vẻ đẹp của phong cảnh núi non, của những ngôi nhà sàn đơn sơ khiến du khách mỗi khi đặt chân đến Giang Mỗ đều cảm nhận được cuộc sống thanh bình, ấm áp của đồng báo dân tộc Mường nơi đây.

Được biết đến như một điểm du lịch văn hoá cộng đồng hấp dẫn, không gian yên bình ở bản Giang Mỗ khiến nơi đây trở thành chốn dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tạm lánh không khí ồn ào, náo nhiệt nơi phố thị.

Du lịch đến thăm bản Giang Mỗ, du khách có thể kết hợp ghé thăm những địa điểm gần như tượng đài chiến công diệt xe tăng của Anh hùng Cù Chính Lan, Bảo tàng không gian Văn hóa Mường, khu du lịch Hồ Hòa Bình, hoặc cảng du lịch Thung Nai…

Bản Giang Mỗ nằm quanh thung lũng và dưới chân núi Mỗ, xung quanh bản là màu xanh của nương lúa và núi rừng Hòa Bình. Giang Mỗ là bản của 140 hộ dân đồng bào dân tộc Mường sinh sống với những ngôi nhà sàn gỗ vẫn giữ vẻ nguyên sơ phủ màu thời gian, những vườn cây ăn trái trĩu quả.

Du lịch hòa mình về bản Mường dưới chân núi Mỗ, du khách sẽ được tận hưởng không gian trong trẻo tự nhiên giữa bạt ngàn màu xanh của cây trái và dải ruộng bậc thang mênh mông phủ sương mờ huyền ảo; được nghe tiếng nước róc rách giữa lưng chừng trời; được nghe câu hát nhẹ nhàng thanh thoát vang lên bên ché rượu thơm lừng nếp mới; và được chiêm nghiệm một cuộc sống nhà nông chân chất, gần gũi mà thân thương, mà dịu ngọt.

Đi trên con đường uốn lượn dọc triền núi xung quanh bản, du khách có thể cảm nhận được cuộc sống bình yên nơi núi rừng và có dịp tìm hiểu những phong tục, tập quán cùng đời sống thường nhật của người dân bản Mường.

Nông nghiệp ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu trong hoạt động sản xuất của người Mường, cây lúa là cây lương thực chính. Công cụ làm đất phổ biến là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn, nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre. Lúa chín dùng hái gặt bó thành cum gùi về nhà phơi khô xếp để trên gác, khi cần dùng, lấy từng cum bỏ vào máng gỗ, dùng chân chà lấy hạt rồi đem giã. Trong canh tác ruộng nước, người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thuỷ lợi nhỏ.

Điểm nổi bật tạo nên sức hút cho bản Giang Mỗ là những ngôi nhà sàn cổ hình con rùa (nhà rùa) của đồng bào Mường. Nhà sàn gắn liền với phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân bản Mường, được dựng ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi để đón nhận khí trời và thuận tiện cho việc săn bắn, hái lượm. Nhà có 3 tầng, trong đó tầng (gác) trên cùng để lương thực và đồ dùng gia đình; tầng giữa là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi; tầng dưới cùng hay còn gọi là gầm nhà sàn để các dụng cụ sản xuất và nhốt gia súc, gia cầm.

Trên những căn nhà sàn truyền thống, người Mường ở Giang Mỗ vẫn còn lưu giữ được nếp sinh hoạt và nhiều dụng cụ lao động sản xuất từ xa xưa được làm từ gỗ, tre, nứa như: khung dệt vải, cung tên, dụng cụ làm nương rẫy... Hằng ngày, đồng bào dân tộc nơi đây vẫn lên rừng khai khẩn đất hoang, trồng ngô, khoai sắn, hay xuống nương trồng và chăm sóc cây lúa. Phụ nữ Mường ở đây cũng rất giỏi đan lát, dệt vải, thêu và tự tay làm ra những sản phẩm thủ công truyền thống như mây tre đan, vải thổ cẩm để giới thiệu đến du khách.

Không chỉ được khám phá những nét văn hóa đặc sắc, du khách đến Giang Mỗ còn được thưởng thức những món ăn do chính người dân làm ra. Những món ăn là sản vật của núi rừng hoặc bằng nguyên liệu tự trồng trọt, chăn nuôi được như xôi nếp nương, xôi cẩm, thịt lợn, thịt trâu nấu lá lồm, gà, măng đắng, cá suối, rượu cần… Tất cả các món ăn chủ nhà bày biện khéo léo trên những những tàu lá chuối xanh thể hiện nét đẹp trong văn hóa ẩm thực xa xưa của dân tộc Mường.

Người Mường thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá tãi đều cho khỏi nát trước khi ăn. Cách trình bày món ăn truyền thống của người Mường rất độc đáo. Trong mâm cỗ lá chuối các loại thức ăn được bày theo hình tròn. Xung quanh vòng tròn lá chuối thường có hai bát canh xương lợn nấu với bí xanh hoặc thân cây chuối và hai gói xôi đặt đối xứng nhau tạo thành bốn góc của hình vuông. Rõ ràng là một sự bố trí đơn giản, hợp khẩu vị mà vẫn thể hiện được tín ngưỡng dân gian “trời tròn đất vuông”. Đặc biệt, trong góc bếp của mỗi gia đình Mường không thể thiếu những hũ măng chua, nguồn thức ăn quanh năm sẵn có nơi núi rừng. Măng chua có thể xào nấu với cá, thịt gà, vịt, nước măng chua kho thịt trâu, kho cá, chấm rau sống hay ngâm ớt tươi,…

Hát sắc bùa hay xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn của người Mường, diễn ra hàng năm vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mường. Đây là một hình thức diễn xướng dân gian, gắn với một số nghi lễ trong nông nghiệp nhằm cầu mong một năm mới phát tài thịnh vượng, đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, con người may mắn và dồi dào sức khỏe.

Tổ chức những người hát sắc bùa được gọi là phường bùa, số lượng thường là 12 người trở lên, là những người biết đánh cồng chiêng và hát những bài thường (điệu hát dân gian Mường). Thời gian tổ chức hội từ mùng một tết trở đi, kéo dài một tuần lễ, có khi đến nửa tháng.

Kim Oanh Homestay tọa lạc tại xóm Mỗ xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

          Kim Oanh Homstay có sức chứa lên tới 40 – 50 người với không gian nhà sàn thoáng đãng và các dịch vụ ẩm thực hấp dẫn, đa dạng.

Kim Oanh Homestay luôn sẵn sàng đón tiếp, phục vụ quý khách. Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với số điện thoại: 098.3747.055.

Bảo Chiều Homestay tọa lạc gần dưới chân núi Mỗ thuộc xóm Mỗ xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Bảo Chiều Homestay có thể phục vụ cùng lúc 50 khách trên ngôi nhà sàn truyền thống của người dân tộc Mường. Bảo Chiều Homestay có không gian thoáng mát và bao quanh là những thửa ruộng bậc thang và vườn cây quanh năm đầy hoa trái, suối chảy róc rách quanh năm.

          Bảo Chiều Homestay luôn sẵn sàng đón tiếp, phục vụ quý khách. Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với số điện thoại: 039.955.4475.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí