DU LỊCH HÒA BÌNH - NƠI ĐỂ TÂM HỒN LẮNG LẠI

Hội thảo Phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang các tỉnh vùng Tây Bắc trong liên kết phát triển du lịch

22/09/2023 22/09/2023

614 0

Ngày 17/9/2023, tại huyện huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Nhóm hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang các tỉnh vùng Tây Bắc trong liên kết phát triển du lịch” gắn với công bố sản phẩm du lịch Tây Bắc mở rộng năm 2023. 

Các đồng chí Lãnh tỉnh Hà Giang và Lai Châu cùng với Lãnh đạo 

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đạo chủ trì hội thảo

Hội nghị do các đồng chí: Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh;  Nguyễn Lê Phúc, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đồng chủ trì thực hiện. Tham dự hội nghị có các đồng chí Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng cùng với các Phòng chuyên môn thuộc Sở; Lãnh đạo của UBND huyện Hoàng Su Phì cùng với các doanh nghiệp lữ hành, các chuyên gia, nhà nghiên cứu… của một số tỉnh thành trong nhóm hợp tác mở rộng.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long phát biểu khai mạc hội nghị và khẳng định 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm: Hà Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái là nơi có thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Các tỉnh đã thực hiện có hiệu quả Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch đã góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, bảo tồn văn hóa bản địa, tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương. Đặc biệt, các tỉnh trong khu vực có hàng chục nghìn ha ruộng bậc thang, trong đó: Huyện Mù Căng Chải có gần 2.200 ha, huyện Hoàng Su Phì gần 765 ha và Sa Pa gần 1.000 ha đã được công nhận là Danh thắng cấp Quốc gia. Đây là những lợi thế để liên kết, phát triển du lịch ruộng bậc thang. Đồng chí mong muốn tại buổi hội thảo sẽ được nghe nhiều ý kiến đề xuất các giải pháp để phát huy giá trị di sản và phát triển du lịch từ danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang từ các đại biểu để thúc đẩy phát triển du lịch của vùng Tây Bắc.

 

Các đồng chí lãnh đạo tám tỉnh TBMR tại hội thảo

Các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp như cần phải: Đẩy mạnh công tác truyền thông các danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tới du khách trong và ngoài nước; đầu tư xây dựng đường giao thông, dịch vụ viễn thông; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; xây dựng các tour, tuyến kết nối giữa các địa điểm có ruộng bậc thang đẹp; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bản địa; xây dựng các chương trình văn nghệ dân tộc đặc sắc mang bản sắc riêng để thu hút du khách; đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, để thúc đẩy du lịch phát triển.

Đến nay Nhóm hợp tác đã từng bước đưa vào khai thác hiệu quả tour du lịch kết nối các tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh như: Tour Bản Hùng ca Tây Bắc kết nối Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Sa Pa (Lào Cai) - Hà Giang. Tour Hương sắc vùng cao kết nối Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội - Bắc Hà (Lào Cai) - Xín Mần, Hoàng Su Phì, Đồng Văn (Hà Giang). Hội nghị đã tiến hành công bố 2 tuyến sản phẩm du lịch liên kết vùng Tây Bắc mở rộng năm 2023 gồm: Về miền di sản ruộng bậc thang câu chuyện “Người dệt thổ cẩm giữa trời Tây Bắc’ và Ngược dòng sông Đà về miền ký ức câu chuyện “Người giữ hồn Tây Bắc”.

Trong thời gian tới tỉnh Hòa Bình sẽ mời các đơn vị lữ hành đến khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch mới mang đặc trưng riêng để kết nối vào tuyến sản phẩm du lịch liên kết vùng Tây Bắc mở rộng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Bản đồ

Lịch trình mẫu