DU LỊCH HÒA BÌNH - NƠI ĐỂ TÂM HỒN LẮNG LẠI

Trải nghiệm các điểm du lịch trên Khu du lịch hồ Hòa Bình Và vùng phụ cận Hồ

05/12/2022 1343 0

Đến với du lịch Hòa Bình, không thể không đến với khu du lịch hồ Hòa Bình và vùng phụ cận hồ, đây là những điểm đến hấp dẫn đang thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong chuỗi hành trình khám phá này chúng ta sẽ cũng đến với các điểm du lịch: Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường - Bến cảng Thung Nai - Đền Bờ - Động thác Bờ - Đảo dừa, thuộc thành phố Hòa Bình và các huyện Cao Phong, Đà Bắc và Tân Lạc.

Rời xa cái náo nhiệt của thành phố, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73Km về phía Tây là địa bàn sinh sống của người Mường cổ, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, con người với bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất Hòa Bình. 

Nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 9 km, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường được xem là nơi tái hiện và lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người Mường - cư dân bản địa nơi đây. Ấn tượng đầu tiên cho du khách khi đặt chân đến bảo tàng là khung cảnh 2 bên đường lối đi lên với các những hàng cây xanh tươi như những lời mời vẫy chào du khách. Bảo tàng là một quần thể kiến trúc nhà sàn gồm: 4 ngôi nhà sàn đại diện cho 4 tầng lớp trong xã hội Mường trước đây (Nhà Lang, nhà Ậu, nhà Nóc, nhà Nóc trọi), nhà làm việc, nhà nghỉ, nhà tổ chức hội thảo và bán hàng lưu niệm; tiếp đến là sân chơi cộng đồng, nơi tái hiện lại các trò chơi dân gian như: ném còn, đu dây… Đặc biệt là khu phòng trưng bày với hơn 3.000 hiện vật, tái hiện sinh động đời sống vật chất và tinh thần của người Mường Hòa Bình, và một thư viện sách với nhiều thể loại, nhất là sách viết về người Mường.

baotang

Bảo tàng Không gian văn hóa Mường

Điểm đến tiếp là Cảng Thung Nai cách thành phố Hòa Bình 25km, thuộc xã Thung Nai, huyện Cao Phong, xuất phát từ đây, du khách lên thuyền đi thăm quan các điểm trên khu vực lòng hồ Hòa Bình. Từ Cảng Thung Nai, điểm đến đầu tiên là di tích đền Thác Bờ. Ngôi đền trước đây nằm trong vùng lòng hồ, thờ bà Đinh Thị Vân người dân tộc Mường ở xóm Hào Tráng và một bà người dân tộc Dao ở xóm Mó Nẻ (xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc) đã có công giúp vua Lê Lợi phương tiện, lương thực vượt thác đi dẹp giặc Đèo Cát Hán qua đây. Từ khi có đập thuỷ điện Hoà Bình đền được di chuyển lên trên cao và dựng tại hai địa điểm: 1 trên đỉnh đồi hang Thần thuộc xã Vầy Nưa (h.Đà Bắc) bên bờ trái sông Đà và 1 trên quả đồi thuộc xã Thung Nai (h.Cao Phong) bên bờ phải sông Đà.

C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\Rar$DI64.680\O.33 Cảng Thung Nai.jpg

                                         Cảng thung nai                                                 (Tg: Nguyễn Xuân Thanh)

Lễ hội đền Bờ được tổ chức hàng năm, diễn ra từ mùng 7 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội lớn hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh tới thăm quan và làm lễ. Theo truyền thuyết tín ngưỡng dân gian hai ngôi đền này rất linh thiêng, có các hoạt động tâm linh độc đáo. 

du-lich-den-ba-chua-thac-bo

Đền Thác Bờ

Suôi thuyền về phía Bắc là Di tích quốc gia Động thác Bờ nằm ở sườn núi phía Bắc trong dẫy núi Chủa bên bờ hồ Hòa Bình, thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc. Vào mùa nước cạn du khách sẽ leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động, nhưng mùa nước đầy du khách có thể đi từ thuyền sang nhà nổi, qua cầu phao được kết bằng thân cây bương chạy dài khoảng 50 m vào thẳng trong lòng động. Cửa động cao tới 25 m, rộng 20 m, lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ rộng, chỗ hẹp. Động được chia làm nhiều tầng, với những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng do tạo hóa đầy bí ẩn, đường nét uyển chuyển, mềm mại lung linh soi bóng nước… Đặc biệt, tạo hóa ban tặng nơi đây một dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường đẹp tuyệt mỹ hiếm có khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng.

Điểm cuối trong chuyến hành trình, du khách sẽ ghé thăm Đảo Dừa - một điểm du lịch đang thu hút du khách muôn phương tới tận hưởng không khí trong lành nghỉ ngơi, vui chơi. Và thưởng thức các món ăn đặc trưng do chính tay gia đình chủ đảo nuôi, trồng và chế biến theo cách thức, gia vị truyền thống riêng có của người dân bản địa như: cá hun khói, rau rừng đồ chấm lòng cá, thịt lợn nướng...

C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\Rar$DI36.680\O.29 Đảo Dừa.jpg

                                                 Đảo dừa                                        (Tg: Nguyễn Xuân Thanh)

Sở dĩ hòn đảo được đặt tên Đảo Dừa vì từ khi mới lên khai hoang, lập nghiệp, người chủ đảo đã nghĩ tới việc trồng cây dừa bởi đây là loài cây khá phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu vùng Hồ. Đảo được bao quanh bởi màu xanh của cây dừa, tên Đảo dừa cũng ra đời từ đó. Ngoài ra trong diện tích 10ha trên đảo còn trồng rất nhiều loại cây ăn quả, du khách có thể tự do hái trái cây thỏa thích tại các khu vườn cây ăn quả, hoặc bơi thuyền thăm các đảo xung quanh, tắm, câu cá... 

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu