DU LỊCH HÒA BÌNH - NƠI ĐỂ TÂM HỒN LẮNG LẠI

Những nếp nhà sàn truyền thống Bản Mường Giang Mỗ

04/12/2022 1913 0

Cách trung tâm thành phố Hòa Bình 12km bản Mường Giang Mỗ nằm nép mình dưới bạt ngàn núi rừng trong một thung lũng nhỏ dưới chân núi Mỗ. Với không gian yên bình và những nếp nhà sàn thấp thoáng trên sườn núi, phía sau những ruộng bậc thang khiến cho Giang Mỗ trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá và trải nghiệm về văn hóa của cộng đồng người Mường và cảnh đẹp nơi núi rừng Tây Bắc.

Hiện này bản Giang Mỗ, có khoảng 117 ngôi nhà sàn với trên 460 nhân khẩu đều là người dân tộc Mường, chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Với bản sắc văn hóa bản địa đậm nét truyền thống đặc trưng của người dân tộc Mường vẫn được bảo tồn, lưu giữ được du khách trong và ngoài nước biết đến khi đến du lịch Hòa Bình. 

D:\Google Driver\NĂM 2017\SÁCH KHU DL QUỐC GIA HỒ HÒA BÌNH\web\docdaobanmuonggiangmo.jpg

Bản Mường Giang Mỗ 

Điểm nổi bật tạo nên sức hút đặc biệt với du khách chính là những nếp nhà sàn truyền thống có kiến trúc theo mô hình con rùa (nhà rùa), đã được ghi chép lại rất rõ trong cuốn sử thi nổi tiếng “Đẻ đất, đẻ nước”. Theo truyền thuyết, thủa xưa, vị Lang Cun đầu tiên cai quản đất Mường cùng với những nhà dân đi làm nương, làm rẫy, tình cờ phát hiện ra dấu chân rùa nhưng lại nhầm tưởng đó là dấu chân hoãng, nên Lang Cun đã cho người đặt bẫy. Lúc quay trở lại xem, thấy bẫy được một con rùa, kỳ là thay vị rùa cất tiếng nói cầu xin Lang đừng làm thịt mình và để trả ơn hứa sẽ mách cho Lang cách làm nhà để ở:

Bốn chân tôi ấy lên bốn cột nhà

Ba chân tôi nên ba cột trái

Xương sống nên đòn nóc

Xương sườn nên rui, nên mè

Chôn thành cửa vào, cửa ra

Ngó lấy kiếp tôi làm nên nhà ba ngăn chín vóng.

                                (Trích “Mo Mường Hòa Bình”)

Lang Cun liền cởi trói cho rùa, về đến bản Lang bắt tay vào xây dựng ngôi nhà cho mình và cho dân bản dựa trên những mô phỏng từ thân hình, cấu tạo của vị rùa. Cứ thế lan truyền từ bản gần, đến bản xa người Mường đâu đâu đều nô nức làm cho mình những căn nhà sàn đặc trưng của dân tộc mình để ở và cũng từ đó rùa trở thành vị thần linh thiêng được người dân Mường thờ cúng. Câu chuyện này được coi là nguồn gốc sự ra đời của nhà sàn người Mường.

Nhà sàn cũng gắn liền với những phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân bản Mường, nhà sàn thường được làm dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi để đón nhận khí trời và thuận tiện cho việc săn bắn, hái lượm. Nhà gồm 3 tầng, trong đó tầng (gác) trên cùng để lương thực và đồ dùng gia đình; tầng giữa là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi; tầng dưới cùng (gầm nhà sàn) thường để các dụng cụ sản xuất và nhốt gia súc, gia cầm. Kiến trúc nhà sàn có thể lớn, nhỏ khác nhau nhưng cửa chính, cầu thang, máng nước sinh hoạt và cối đuống thì phải đặt đúng vị trí. Trong các nếp nhà sàn của người Mường nơi đây vẫn còn lưu giữ được nét sinh hoạt và nhiều dụng cụ lao động sản xuất truyền thống được làm từ gỗ, tre, nứa như: khung dệt vải, cung, nỏ, dụng cụ làm ruộng, làm nương rẫy… 

D:\Google Driver\NĂM 2017\SÁCH KHU DL QUỐC GIA HỒ HÒA BÌNH\web\Banmuong-480A6.jpg

Nhà sàn truyền thống của người Mường

Khi đến thăm quan bản Giang Mỗ, du khách có thể thong thả dạo bước giữa không gian yên tĩnh, trên con đường nhỏ chạy dọc bản để chiêm ngưỡng đắm mình tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, xanh ngát một màu xanh núi rừng; du khách dừng chân vào thăm tại bất kỳ ngôi nhà sàn nào để tìm hiểu về văn hóa bản Mường đều được trải nghiệm các sinh hoạt thường ngày cùng dân bản như: chăm sóc gia súc, gia cầm, làm rẫy, săn bắn, hái lượm…để trải nghiệm với cuộc sống mộc mạc, thuần nông của con người nơi đây; ngắm nhìn những cô gái Mường duyên dáng trong phục truyền thống, nghe các thiếu nữ Mường giới thiệu về nghề dệt và những sản phẩm từ thổ cẩm như: váy, áo, túi xách, khăn và các đồ lưu niệm…; trong bữa ăn du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Mường như: xôi nếp nương, xôi cẩm, cỗ thịt lợn bày trên lá chuối, cá suối đồ… và uống rượu cần.  Khi du khách vào thăm các gia đình sẽ được chủ nhà mời nếm những ly rượu chuối, rượu ngô thơm nức, hay thưởng thức vị ngọt ngon của hoa quả trong vườn, cùng ngồi bên bếp lửa hồng thưởng thức các tiết mục múa dân gian, các làn điệu dân ca Thường rang, Bộ mẹng, hát ví, hát đúm của các chàng trai co gái Mường hòa trong âm thanh của tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng sáo ôi…, hay được nghe những câu truyện kể về xứ Mường xưa, hoặc chọn mua cho mình một vài món đồ lưu niệm làn quà.

Người Mường ở bản Giang Mỗ với bản sắc văn hóa độc đáo riêng biệt và lòng hiếu khách cùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp núi rừng chắc chắn sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên. 

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu