DU LỊCH HÒA BÌNH - NƠI ĐỂ TÂM HỒN LẮNG LẠI

Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền Văn Hóa Hòa Bình

30/12/2022 30/12/2022

764 0

Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam. Sáng ngày 23/11/2022 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình tổ chức hội thảo khoa học 90 năm thế giới công nhận "nền Văn hoá Hoà Bình" 

Tham dự  hội thảo có đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết tTrung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình; Đ/c Bùi Đức Hinh,  Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đ/c Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ; Đ/c Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản, Bộ VHTT&DL; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, các nhà khảo cổ học, các nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài tỉnh và nguyên lãnh đạo tỉnh Hòa Bình qua các thời kỳ.

      

           Các đại biểu tham quan tủ trưng bày hiện vật về văn hóa Hòa Bình tại Hội thảo

Năm 1923, bà Madeleine Colani cùng những người hướng dẫn địa phương khám phá ra một số lượng rất lớn di cốt người và dụng cụ bằng đá, trong một hang đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình. Trong mấy năm liền sau đó, bà liên tục khám phá thêm mười hai hang động trong vùng Hòa Bình, khai quật được một số lượng di vật hiếm thấy. Sau khi phân tích chúng và so sánh liên hệ với đồ đá tìm thấy trong vùng núi Bắc Sơn, bà đề nghị xem toàn thể những di vật đặc biệt bằng đá cuội, với đặc điểm là chỉ được đẽo ở lưỡi hay rìa, là của cùng một nền văn hóa, Văn hóa Hòa Bình hay Hoabinhien.

    

Các nhà khoa học phát biểu tham luận tại hội thảo

Văn hóa Hòa Bình được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời kỳ đá cũ đến thời kỳ đá mới. Đây là 1 nền văn hoá đã khởi nguồn cho văn minh người Việt mà lan truyền và ảnh hưởng lên xứ phía Bắc. Văn hóa Hòa Bình thuộc thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới (cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài đến 2.000 năm trước Công Nguyên). 

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về những đóng góp của Nhà khảo cổ học Madeleine Colani; những phát hiện mới về Văn hóa Hòa Bình và công tác bảo tồn và phát huy các di tích khảo cổ của Văn hóa Hòa Bình. Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long nhấn mạnh, hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền “Văn hóa Hòa Bình” là sự kiện khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp để các nhà nghiên cứu cùng trao đổi, tiếp cận, làm sáng tỏ thêm các giá trị lịch sử, văn hóa, giá trị khoa học, từ đó mở ra những góc nhìn mới về thời đại đồ đá. Bên cạnh việc tham gia hội thảo và chuỗi hoạt động kỷ niệm, các đại biểu, các nhà khoa học sắp xếp thời gian thăm quan những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh, có dịp tìm hiểu kỹ hơn về tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa các dân tộc để có được những trải nghiệm thú vị và trọn vẹn về mảnh đất, con người Hòa Bình. Bí thư Tỉnh ủy mong muốn các nhà khoa học sẽ nối dài thêm lịch sử nghiên cứu về nền văn hóa rực rỡ này, bổ sung đầy đủ điều kiện, tiêu chí phục vụ công tác xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích các cấp để các di tich tiếp tục được quan tâm đầu tư và bảo vệ tốt hơn, góp phần thiết thực trong việc phát huy giá trị của di tích, củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; có ý nghĩa trong việc quảng bá du lịch, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

 

Lãnh đạo tỉnh và các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm

Phát biểu bế mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức hội thảo khẳng định: Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” là sự kiện khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp để các nhà nghiên cứu cùng trao đổi, tiếp cận, làm sáng tỏ thêm các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Từ đó, mở ra những góc nhìn mới về thời đại đồ đá.

Bản đồ

Lịch trình mẫu